Nguyện học tập tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về ý chí tự lực, tự cường và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc
QUANG HUY
Ý chí tự lực, tự cường và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc là nội dung quan trọng trong tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Di sản tư tưởng Người để lại có ý nghĩa lịch sử và thời đại sâu sắc, đến nay vẫn vẹn nguyên giá trị lý luận và thực tiễn.
Thực hiện Kết luận số 01-KL/TW ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị khóa XII “Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Ban Tuyên giáo Trung ương đã biên soạn và phát hành chuyên đề: “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về ý chí tự lực, tự cường và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc”. Đây là tài liệu cho cán bộ, Đảng viên học tập năm 2021 đến hết nhiệm kỳ.
Ý chí tự lực, tự cường là một trong những yếu tố tư tưởng quan trọng tạo ra động lực, nguồn lực, sức mạnh nội sinh. Cùng với khát vọng phát triển, ý chí tự lực, tự cường thúc đẩy quyết tâm, biến quyết tâm thành hành động, hiện thực hóa các mục tiêu đặt ra.
Khát vọng phát triển đất nước phồn vinh hạnh phúc là một trạng thái tinh thần phản ánh ước ao, mong muốn, đòi hỏi với một sự thôi thúc mạnh mẽ mà cụ thể ở đây là mong muốn phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc. Kế thừa những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, Hồ Chí Minh đã sớm xác định: Độc lập, phồn vinh cho quốc gia dân tộc và tự do, hạnh phúc cho Nhân dân là xuất phát điểm và cũng là mục tiêu của hành trình đi tìm đường cứu nước. Đó cũng là nguồn gốc tư tưởng của Người về ý chí tự lực, tự cường, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh hạnh phúc. Những năm bôn ba hoạt động gian khổ ở nước ngoài Bác Hồ vừa lao động mưu sinh vừa tìm hiểu học tập lý luận, thực tiễn đấu tranh trên thế giới, chỉ mong làm sáng tỏ chân lý cứu nước đúng đắn, khoa học, phù hợp nhất với thực tiễn xã hội Việt Nam. Ý chí tự lực tự cường dân tộc, khát vọng về quyền sống chân chính, hạnh phúc của Nhân dân đã bồi đắp tư tưởng sự nghiệp cách mạng của Nguyễn Ái Quốc, đưa Người đến với chủ nghĩa Mác-Lê nin, đặt nền móng cho sự nghiệp phát triển tư tưởng Mác-xít ở Việt Nam, tạo ra những điều kiện cốt lõi đưa đến những thành công của cách mạng nước nhà.
Những nội dung cơ bản của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về ý chí tự lực, tự cường có thể đúc kết một số vấn đề cơ bản như sau:
Một là: Độc lập, tự chủ, không trông chờ ỷ lại, phụ thuộc vào bên ngoài.
Hai là: Phát huy vai trò sức mạnh của Nhân dân. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh Nhân dân là phạm trù cao quý nhất. Người nói: “Trong bầu trời không gì quý bằng Nhân dân. Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của Nhân dân”.
Ba là: Có tổ chức chặt chẽ, có phương pháp cách mạng đúng đắn dưới sự lãnh đạo của Đảng, để tiến hành cách mạng thì điều kiện trước hết là phải có một Đảng cách mạng có sức mạnh lôi cuốn và tập hợp tất cả các lực lượng trong một tổ chức chặt chẽ.
Bốn là: Kết hợp nội lực với ngoại lực, sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, là minh chứng sống động nhất về sự kết hợp nội lực và ngoại lực, dân tộc và thời đại, trở thành nhân tố quy tụ, thúc đẩy, kết tinh mọi nguồn lực trong và ngoài, đấu tranh dưới sự lãnh đạo của Đảng và lãnh tụ Hồ Chí Minh.
Năm là: Quyết tâm bảo vệ, giữ vững nền độc lập dân tộc, phát huy tinh thần lao động sáng tạo, xây dựng phát triển đất nước. Ý chí quyết tâm bảo vệ giữ vững nền độc lập dân tộc, phát huy tinh thần lao động sáng tạo, xây dựng và phát triển đất nước đến nay vẫn còn nguyên giá trị, soi đường sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc của Đảng, Nhân dân ta, gặt hái nhiều thành tựu to lớn, nhất là trong công cuộc đổi mới đất nước 35 năm qua.
Về nội dung cơ bản trong tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc cần đặc biệt lưu ý khắc sâu một số nội dung cụ thể, đó là:
Một là: Nhận thức sâu sắc và kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, con đường tất yếu đi tới phồn vinh hạnh phúc. Trong hành trình khát vọng đem lại độc lập, tự do, hạnh phúc cho dân tộc, cho Nhân dân, Hồ Chí Minh luôn nhận thức sâu sắc và kiên định, kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Tư tưởng của Người đã trở thành sợi chỉ đỏ xuyên suốt tiến trình cách mạng Việt Nam.
Hai là: Xây dựng nền tảng kinh tế - xã hội vững chắc, giữ vững quốc phòng, an ninh.
Ba là: Phát triển văn hóa, giáo dục, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài, phục vụ công cuộc xây dựng đất nước giàu mạnh. Những khát vọng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về một nước Việt Nam giàu mạnh tiếp tục được toàn Đảng, toàn dân từng bước hiện thực hóa trong công cuộc xây dựng đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa, công cuộc đổi mới phát triển đất nước trong 35 năm qua và trên những chặng đường tiếp theo. Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã khẳng định: “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”.
Bốn là: Tất cả lợi ích đều vì mục tiêu đem lại hạnh phúc ấm no cho Nhân dân.
Khát vọng độc lập cho tổ quốc, hạnh phúc cho Nhân dân, khát vọng về đất nước phồn vinh giàu mạnh và tấm gương mẫu mực suốt đời phụng sự tổ quốc, phục vụ Nhân dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn là động lực, là tư tưởng soi đường cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc vì một nước Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc.
Năm là: Phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc trên cơ sở phù hợp với thực tiễn Việt Nam và xu thế, giá trị chung của nhân loại.
Tự nguyện học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về ý chí tự lực, tự cường và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc trong thời gian tới cần đi vào chiều sâu, chất lượng thiết thực, cần tập trung làm tốt việc học tập, làm theo Bác và nêu gương của cán bộ, Đảng viên, thực hiện tốt các giải pháp:
Gắn việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác với việc quán triệt triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Tuyên truyền giáo dục sâu rộng, làm cho cán bộ, Đảng viên và Nhân dân nhận thức sâu sắc giá trị, ý nghĩa to lớn của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về phát huy ý chí tự lực, tự cường…
Đẩy mạnh học tập và làm theo Bác về ý chí tự lực, tự cường và thực hiện khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc bằng hành động thực tiễn, cụ thể, thiết thực, gắn với các phong trào thi đua yêu nước. Phát huy vai trò tiên phong gương mẫu, nêu gương cán bộ, Đảng viên, nhất là người đứng đầu cấp ủy địa phương, cơ quan, đơn vị. Coi trọng xây dựng môi trường dân chủ, nhân văn và sáng tạo, tạo điều kiện cần thiết cho mỗi người phát huy ý chí tự lực, tự cường, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.
Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về ý chí tự lực, tự cường và thực hiện khát vọng xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc là sự vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng của Bác trong bối cảnh hiện nay, đáp ứng yêu cầu thực tiễn phát triển đất nước, nguyện vọng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta trong công cuộc đẩy mạnh toàn diện và đồng bộ sự nghiệp đổi mới đất nước, vì mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công